Các hình liên quan Tam giác Reuleaux

Hình triquetra (vòng tròn trinity) xen kẽ tạo thành một nút ba lá

Sơ đồ Venn có cách trình bày cổ điển của ba tập hợp là ba hình tròn chồng lên nhau, hình ở giữa (đại diện cho các phần tử thuộc cả ba tập hợp) có hình tam giác Reuleaux.[3] Ba vòng tròn giống nhau tạo thành vòng Borromean nhưng ba vòng liên kết tương hỗ với nhau như vậy lại không được coi là đường tròn hình học.[75] Những phần của ba hình tròn giống nhau tạo nên hình triquetra gồm ba hình bán nguyệt chồng lên nhau (mỗi cặp hình bán nguyệt tạo thành biểu tượng vesica piscis -tiếng Latinh: bàng quang cá) và hình tam giác Reuleaux ở giữa.[76] Cũng giống như ba vòng tròn của biểu đồ Venn có thể xen kẽ nhau để tạo thành các vòng Borromean, ba cung tròn của hình triquetra có thể xen kẽ tạo thành một nút ba lá.[77]

Các hình gần giống tam giác Reuleaux nảy sinh trong bài toán tìm hình có chu vi nhỏ nhất bao quanh một diện tích cố định chứa ba điểm xác định trên mặt phẳng. Khi tham số diện tích có nhiều lựa chọn thì giải pháp tối ưu sẽ là một tam giác cong có ba cạnh là cung tròn với bán kính bằng nhau. Đặc biệt, khi ba điểm cách đều nhau và phần diện tích chính là tam giác Reuleaux, khi đó cũng là đáp án tối ưu.[78]

Tam giác tròn là tam giác có các cạnh cung tròn, bao gồm tam giác Reuleaux và các tam giác khác. Đường cong delta là một tam giác cong khác với đường con lõm vào chứ không lồi. Đường cong này cũng không phải cung tròn, nhưng có thể được hình thành bằng cách lăn một đường tròn này trong một đường tròn khác có bán kính gấp 3 lần.[79] Các hình phẳng khác có ba cạnh cong bao gồm hình con dao thợ giày arbelos (được hình thành từ 3 hình bán nguyệt với các đỉnh thẳng hàng)[80]tam giác Bézier.[81]

Tam giác Reuleaux cũng có thể được diễn dịch là ánh xạ bảo giác của một tam giác cầu có các góc 120°.[66] Tam giác cầu này là một trong các tam giác Schwarz (với tham số 3/2, 3/2, 3/2), tam giác có thể ốp lát mặt cầu bằng cách đối xứng.[82]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tam giác Reuleaux http://www.gizmag.com/panasonic-rulo/36378/ http://www.pencilrevolution.com/2006/04/review-of-... http://www.total.com/en/about-total/group-presenta... http://mathworld.wolfram.com/ReuleauxTriangle.html http://mathworld.wolfram.com/Triquetra.html http://adsabs.harvard.edu/abs/1997ApJ...475..843K http://adsabs.harvard.edu/abs/2004ApJ...616L...1H http://adsabs.harvard.edu/abs/2013SMat....911078M http://adsabs.harvard.edu/abs/2015arXiv150406733R http://magazine.mines.edu/BackIssues/PDF_Archives/...